Các phát biểu chỉ trích và bị chỉ trích Mahmud Ahmadinezhad

Đề mục này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó.

Năm 2005

Năm 2006

Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ tháng 9/2006, Tổng thống W.Bush đã gửi một thông điệp tới nhân dân Iran với nội dung: "Nước Mỹ không thích gây chiến nhưng chính Iran đã từ chối sự tự do dân chủ của mình bằng việc sử dụng tài nguyên quốc gia để làm giàu các phương tiện chiến tranh". Chỉ vài giờ sau, cũng trên cùng một bục phát biểu, Ahmadinejad đã chỉ trích Mỹ và các nước đồng minh thâu tóm quyền lực của 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an để buộc Iran ngừng chương trình làm giàu Uranium vì mục đích hòa bình.

Tháng 10/2006, Tổng thống Iran đã gọi các quan chức Israel là "một nhóm khủng bố" và cảnh cáo bất cứ nước nào ủng hộ Tel Aviv khi Thủ tướng Israel là ông Ehud Olmert dọa Tehran sẽ "phải trả giá" nếu không từ bỏ tham vọng hạt nhân. Ngoài lời cảnh báo cứng rắn liên quan đến vấn đề hạt nhân, giới chức Israel còn buộc tội Iran đã chi khoản tiền 50 triệu USD cho thủ lĩnh nhóm Hamas Khaled Mashaal, nhằm gây khó khăn cho thỏa thuận về việc trả tự do cho một binh sĩ Do Thái bị chiến binh Hamas bắt làm tù binh hồi tháng 6.

Ngay sau đó, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố trong một cuộc mít tinh của hàng trăm nghìn người ở Tehran rằng, những người Hồi giáo trên khắp thế giới sẽ báo thù những quốc gia nào ủng hộ Israel chống lại người Palestine. Ông cho rằng, ban lãnh đạo Israel là "một nhóm khủng bố" đang được Mỹ cùng đồng minh sử dụng.

Năm 2007

Biểu tình phản đối Ahmadinejad tại đại học Columbia năm 2007

Tháng 9/2007, Ahmadinejad, sau khi đụng đầu lớn với cử tọa tại viện đại học Columbia khi bênh vực những người đòi xét lại việc có hay không có Holocaust và nêu lên nghi vấn ai là người thực hiện vụ 11/9 đã đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc. Khi xuất hiện tại Columbia, lúc được hỏi về chương trình hạch nhân của Iran thì Ahmadinejad một mực nói là chỉ đeo đuổi với mục tiêu hòa bình, hợp pháp và hoàn toàn nằm trong quyền hạn của Iran mặc dầu bị các thế lực "độc tôn", "ích kỷ" thọc gậy bánh xe. Ông ta nói thêm: "Tại sao người khác thì được còn chúng tôi thì lại không?"

Chủ tịch viện đại học Columbia, ông Lee Bollinger đã cho rằng:"Ông tổng thổng đã hiện nguyên hình là một tên độc tài hèn hạ và tàn ác".[20]

Khi được hỏi tại sao Ahmadinejad lại xin tới viếng địa điểm World Trade Center và đã bị từ chối – ông trả lời là muốn bày tỏ cảm tình với nạn nhân của vụ tấn công 9/11 rồi lại có ý thắc mắc liệu có nên nhận là Al-Quaeda phải chịu trách nhiệm hay không và nói rằng cần phải nghiên cứu thêm. Tổng thống Bush nói sự xuất hiện của Ahmadinejad đã nói lên một cách vô cùng hùng hồn sự vĩ đại của Mỹ Quốc. Tổng thống cũng nói thêm rằng nếu ông Bollinger xem việc mời Ahmadinejad như một kinh nghiệm giáo dục thì cũng tốt nhưng Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman của tiểu bang Connecticut thì nói rằng việc mời Ahmadinejad là một sai lầm "vì y chỉ đến với hai bàn tay vấy những máu chứ có gì khác nữa đâu".

Năm 2008

Ông Ahmadinejad bị phản đối ở trụ sở Liên Hợp Quốc năm 2008

Vào đúng dịp Israel tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước năm 2008, Đài truyền hình Iran đã dẫn lời Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad rằng chính quyền Israel là một xác chết thối rữa: "Những ai nghĩ rằng việc tổ chức lễ kỷ niệm có thể làm sống lại những xác chết đã thối rữa của chế độ bịp bợmtiếm quyền Israel thì họ đã lầm. Những tên tuổi người tham gia lễ kỷ niệm này sẽ được coi là những kẻ phạm tội".

Mahmoud Ahmadinejad phát biểu trước các nghị sĩ đảng bảo thủ nước này và lên án lễ kỷ niệm ngày quốc khánh của Israel, nơi có nhiều vị khách mời là các nhà lãnh đạo quốc tế: "Chính quyền Israel chỉ là một con chuột chết trong sự kiệt sức mà thôi"[cần dẫn nguồn]

Năm 2009 đến nay

Hội nghị quốc tế chống phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc diễn ra ngày 20/4/2009 tại Geneva (Thụy Sĩ) cũng đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad có bài phát biểu với lời lẽ buộc tội chính quyền Israel là "hoàn toàn phân biệt chủng tộc".

Mở đầu là đại sứ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và tiếp đến là đại diện 23 đoàn ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ hội nghị ra ngoài ngay khi Ahmadinejad bắt đầu bài phát biểu dài 10 phút. Những đại diện này cảnh báo sẽ rời bỏ diễn đàn nếu ông Ahmadinejad tiếp tục đưa ra những lời cáo buộc mang tính bài Do Thái tại hội nghị.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, trước đó chỉ trích một số nước tẩy chay hội nghị, cũng cáo buộc những lời lẽ của ông Ahmadinejad, cho rằng Iran đã phá vỡ mục tiêu của hội nghị bằng cách gây bất đồng ngay từ ngày đầu khai mạc. Ông Ban Ki-moon lấy làm tiếc về bài phát biểu của nhà lãnh đạo Iran gây chia rẽ, thậm chí kích động tại Hội nghị chống phân biệt chủng tộc. Phó đại diện thường trực của Mỹ tại LHQ, ông Alejandro Wolff lên án bài diễn văn mà ông cho là "ghê tởm và đáng coi thường". Ông nói: "Chúng tôi kêu gọi nhà lãnh đạo Iran nên tỏ ra chừng mực, khiêm tốn hơn, chân thật và mang tính xây dựng hơn trong cách hành xử của mình khi giải quyết các vấn đề trong khu vực".[21]

Đúng như dự đoán của các nước, bài diễn văn của Ahmadinejad một lần nữa khiêu khích Israel, cho rằng nước này là nơi "tàn ác nhất và phân biệt chủng tộc mạnh nhất". Lập tức, các đại diện đến từ EU bỏ ra ngoài phòng hội nghị.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy kịch liệt lên án bài diễn văn trên, đồng thời kêu gọi EU có thái độ cương quyết với Iran. Đây cũng là lý do khiến các nhóm Do TháiIsrael không có mặt vì không muốn lặp lại những gì ở Durban năm 2001 cũng như muốn tỏ rõ thái độ với ông Ahmadinejad, người từng tuyên bố "gạch tên Israel ra khỏi bản đồ".[22]

Ahmadinejad lên án việc lập quốc Israel năm 1948 và gọi đó là sự thành lập 'một chế độ tàn ác, đàn áp và phân biệt chủng tộc nhất' viện cớ 'sự đau khổ của người Do Thái'. Các nhà ngoại giao châu Âu đả kích các nhận định vừa kể là quá đáng, bài Do Thái và kích động lòng thù hận.

Một phát ngôn viên của Cao ủy trưởng tỵ nạn Liên hiệp quốc Navi Pillay nói rằng "bài phát biểu này hoàn toàn không thích hợp tại một hội nghị nhằm khích lệ sự đa dạng và khoan dung". Những người la ó phản đối Ahmadinejad liên tục gây gián đoạn cho các phát biểu của nhà lãnh đạo Iran. Nhân viên an ninh đã lôi nhiều người biểu tình đội tóc giả nhiều màu ra khỏi phòng. Một trong những người này, vừa la ó "đồ kỳ thị chủng tộc", vừa ném một vật mềm màu đỏ vào ông Adhmadinejad, trúng vào bục sân khấu.[23]

Ngày 5/8, trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống lần 2 của Ahmadinejad, hàng trăm người biểu tình hô khẩu hiệu tiêu diệt độc tài trước khi lực lượng an ninh với dùi cuihơi cay tràn tới giải tán đám đông gần nghị viện. Một số người biểu tình mặc áo thung đen để nói lên hình ảnh của sự tang tóc trong khi những người khác mặc áo xanh, màu của phong trào đối lập. Một phụ nữ trung niên cầm một biểu ngữ cảnh cáo rằng nếu giới lãnh đạo Iran không nghe theo đòi hỏi của dân chúng, họ sẽ chịu chung số phận với vua Shah Mohammad Reza Pahlavi, người bị lật đổ trong cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Ngày 3 tháng 6 năm 2010, ông đã lên án Hoa Kỳ về sự kiện 911 là cái cớ giả tạo của Mỹ để nhằm gây chiến khủng bố Iraq.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mahmud Ahmadinezhad http://ahmadinejadspeech.blogspot.com/ http://www.boston.com/news/world/articles/2006/12/... http://www.calitoday.com/news/view_article.html?ar... http://www.cbsnews.com/stories/2006/08/09/60minute... http://edition.cnn.com/2006/WORLD/meast/04/24/iran... http://www.cnn.com/2005/WORLD/meast/10/27/ahmadine... http://www.cnn.com/2005/WORLD/meast/10/29/iran.rem... http://www.cnn.com/2005/WORLD/meast/12/14/iran.isr... http://www.cnn.com/2006/POLITICS/06/08/ivins.forei... http://www.cnn.com/2006/WORLD/meast/02/05/iran.wra...